Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử ( trọn bộ 10 tập)

Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử ( trọn bộ 10 tập)
  • Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử ( trọn bộ 10 tập)

  • - Tác giả:Nhiều Tác Giả
  • - Nhà xuất bản:chính trị quốc gia
  • - Kích thước:16x24cm -
  • - Năm xuất bản :2016
  • - Hình thức bìa :Bia cứng
  • Trọng lượng:

    12.000 g

  • Giá bìa:

    1.800.000 đ

  • Giá bán:

    1.620.000 đ

.

.

Từ lâu, nhân dân ta, bạn bè, đồng chí và kiều bào ta ở nước ngoài vẫn mong muốn có một bộ sách lớn, công bố đầy đủ những tư liệu chính xác, đã qua xác minh khoa học, về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng “vô cùng oanh liệt và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, giúp cho cán bộ và nhân dân ta có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu, học tập sâu sắc về tiểu sử, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.

Các nhà nghiên cứu khoa học về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, giáo dục, lịch sử Đảng và phong trào công nhân, lịch sử các đoàn thể quần chúng và cách mạng nước ta mong muốn có một bộ sách sưu tập tương đối đầy đủ và hệ thống những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập Đảng, Mặt trận dân tộc thống nhất, Nhà nước và Quân đội nhân dân, người mở đầu và đặt nền móng cho các khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Một bộ sách như vậy có tác dụng tra cứu và tham khảo rất bổ ích đối với các nhà nghiên cứu khoa học xã hội ở trong và ngoài nước.

Các nhà văn nghệ, sáng tác tiểu thuyết, sân khấu, điện ảnh, hội hoạ… mong muốn khai thác từ biên niên tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh những sự kiện chân thực, sinh động, cụ  thể trong cuộc đời của Người từ thời niên thiếu cho đến khi qua đời, để sáng tạo nên những công trình nghệ thuật tương xứng với tầm vóc vĩ đại của Người, góp phần vào sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, mãi mãi “Sống, chiến đấu, lao động, học tập, theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Năm 1992, trong dịp kỷ niệm lần thứ 102 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh thuộc Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, sau nhiều năm chuẩn bị và biên soạn, đã cho ra mắt bạn đọc tập đầu tiên của công trình nhiều tập Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử.

Sau hơn 10 năm bộ sách ra mắt bạn đọc, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến góp ý cũng như nhận được nhiều tư liệu quý liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến nay, theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản lần thứ hai bộ sách này.

Biên soạn công trình này, chúng tôi hy vọng giúp bạn đọc có điều kiện nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, thấy rõ thiên tài trí tuệ và phẩm chất đạo đức trong sáng, cao đẹp của một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại, đồng thời là một con người giản dị, khiêm tốn, gần gũi, thân thiết với tất cả mọi người.

Qua tấm gương cao đẹp, trọn vẹn về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác Hồ kính yêu, công trình sẽ giúp bạn đọc rút ra được những bài học bổ ích về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần quốc tế vô sản, đạo đức – phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa, niềm tự hào vô hạn về lãnh tụ vĩ đại, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng do Bác Hồ sáng lập, mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, thực hiện bằng được mong muốn cuối cùng của Người là: “Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Xưa nay, tiểu sử vĩ nhân có thể được trình bày dưới nhiều thể loại: niên phổ, niên biểu, biên niên sự kiện, biên niên tiểu sử, tiểu sử khoa học, truyện danh nhân, v.v..

Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử là một công trình lịch sử được trình bày dưới hình thức biên niên. Nhưng khác với niên biểu hay biên niên sự kiện trong đó chỉ liệt kê tóm tắt năm tháng xảy ra các sự kiện chính, đánh dấu bước chuyển biến trong cuộc đời và tư tưởng của vĩ nhân, mà không lược thuật nội dung các sự kiện, còn biên niên tiểu sử là một cuốn sử với đầy đủ các yếu tố niên đại, nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh… được ghi chép lại theo trình tự thời gian diễn ra các sự việc, lời nói, bài viết, hành động, sinh hoạt, giao tiếp, v.v. của vĩ nhân đối với thời đại, đất nước, dân tộc, giai cấp, gia đình, họ hàng, bạn hữu, kẻ thù…; từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, trong đời sống chung và đời sống riêng, thể hiện lãnh tụ vừa như một vĩ nhân, vừa như một người bình thường.

Biên niên tiểu sử được kết cấu theo đơn vị thời gian: năm, tháng, ngày, có khi đến từng giờ. Với một phương pháp ghi chép có vẻ tản mạn, ngẫu nhiên, có biến cố gì ghi nấy, song toàn bộ nội dung của nó bao giờ cũng được nhận thức, phản ánh, diễn đạt theo quan điểm chính trị, tư tưởng, đạo đức của một giai cấp nhất định. Trong biên niên tiểu sử, người đọc được tiếp xúc với một khối lượng tư liệu phong phú, nhiều sự kiện cụ thể, tuy được thể hiện bằng văn lịch sử; nhưng lại sinh động, đáp ứng được yêu cầu của nhà nghiên cứu lẫn người đọc thông thường.

Quan niệm về tính chất và đặc điểm của thể loại biên niên tiểu sử như trên đã định hướng cho các soạn giả trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể về nội dung và phương pháp biên soạn biên niên tiểu sử của Bác Hồ.

Trước hết là việc lựa chọn sự kiện đưa vào biên niên. Nói chung, toàn bộ những sự kiện có ý nghĩa trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (với tư cách là chủ thể hành động) đã sưu tầm được, qua chọn lọc, xác minh, đều có thể đưa vào biên niên. Những sự kiện này bao quát các lĩnh vực:

– Trước tác: Bao gồm các tác phẩm lý luận chính trị, văn hoá, văn nghệ, thư từ – điện văn, bài báo, tài liệu dịch, bài phát biểu, lời kêu gọi… đã công bố ở trong và ngoài nước.

– Các văn kiện của Đảng và Nhà nước: Bao gồm các hiệp định, tạm ước, tuyên ngôn, tuyên bố, sắc lệnh, chỉ thị, nghị quyết hoặc các tài liệu tương tự do Bác Hồ trực tiếp thảo hay ký công bố trên danh nghĩa Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng…

– Hoạt động: Bao gồm các cuộc tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản, Hội nghị các Đảng anh em, các Đại hội Đảng, Quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Mặt trận, Thanh niên, Phụ nữ, Công đoàn; các cuộc họp với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, với các tổ chức kinh tế – xã hội, tham dự các cuộc mít tinh, bầu cử, đại hội liên hoan, các cuộc tiếp khách trong nước và ngoài nước; các cuộc đi thăm các nước, các ngành, các địa phương, các đơn vị tiên tiến, thăm gia đình các giới trong dịp Tết cổ truyền, v.v..

– Những sự kiện có ý nghĩa trong đời sống riêng: Ví dụ bữa cơm với bà Thanh, thư gửi họ Nguyễn Sinh về việc ông Khiêm tạ thế, sự kiện về thăm quê, những lần đi chữa bệnh, đi thăm danh lam, thắng cảnh, v.v..

Tóm lại, đối với cuộc đời của một vị lãnh tụ vĩ đại như Bác Hồ, chúng tôi không đặt vấn đề phân biệt sự kiện lịch sử và sự kiện bình thường. Có những sự kiện nhỏ nhưng ý nghĩa lớn, đem lại cho người đọc một nhận thức đầy đủ về lãnh tụ, vừa như một vĩ nhân, vừa như một người bình thường. Các soạn giả sẽ không đưa vào biên niên những sự kiện được coi là gián tiếp (như việc nước ngoài tặng huân chương, việc lấy tên Người đặt cho các giải thưởng, các quảng trường, đường phố, con tàu,…) và những sự kiện chưa được các nguồn tài liệu chính xác khẳng định.

Trong các nguồn tài liệu, sau khối tác phẩm và văn kiện, khối hồi ký cách mạng và các sách chuyên khảo có liên quan đến tiểu sử Bác Hồ là một nguồn tham khảo quan trọng. Trong việc sử dụng hồi ký, chúng tôi đặc biệt coi trọng hồi ký của các đồng chí lãnh đạo là học trò, người cộng sự gần gũi của Bác Hồ, nhất là những hồi ký được xuất bản khi Người còn sống. Giá trị các hồi ký vốn khác nhau và giữa các hồi ký còn có chỗ chưa khớp với nhau do các tác giả nhầm lẫn hoặc có thêm thắt một số chi tiết nào đó. Chúng tôi cố gắng tránh dựa hẳn vào một hồi ký riêng biệt mà phải qua đối chiếu, so sánh nhiều hồi ký với nhau để khôi phục lại những chi tiết, sự kiện còn thiếu trong biên niên tiểu sử của Bác Hồ.

Các sách chuyên khảo có giá trị khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, trong đó các tác giả đã chỉ ra được các nguồn xuất xứ ở các kho lưu trữ nước ngoài mà chúng tôi chưa có điều kiện tiếp xúc, chúng tôi cũng khai thác và sử dụng ở mức độ cần thiết, có chú thích để chờ tra cứu thêm.

Đối với tài liệu, báo cáo của mật thám – chỉ điểm về hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc ở trong nước và nước ngoài, sau khi phê phán và tước bỏ sự xuyên tạc ý nghĩa của sự kiện được nhìn nhận theo quan điểm của chúng, chúng tôi cũng khai thác và sử dụng có cân nhắc những chi tiết khách quan được ghi lại trong đó như thời gian, địa điểm diễn ra hành động, những con người và những sự việc có liên quan tới sự kiện được nói đến trong những báo cáo ấy.

Dựng lại được nội dung xác thực, khách quan của các sự kiện lịch sử là một quá trình. Nhưng đưa hay không đưa sự kiện nào vào biên niên tiểu sử, ngoài tính khách quan, tính lịch sử

Danh sách sách

Nhận bản tin

Liên kết website